Dulichbui's Blog - Tỉnh Bình Thuận là một trong những phần đất của Vương quốc Chămpa. Vào năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu đã chiếm được mảnh đất này và lập phủ Bình Thuận. Mảnh đất Bình Thuận rất quan trọng trong chiều dài lịch sử Việt Nam, đây là nơi mà vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông đã đồng ý gả con gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chế Mân (Jaya Shihavarman III) của Chămpa để đổi lấy 2 châu Ô, Lý. Trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, Bình Thuận là nơi mà 2 chí sĩ yêu nước là Phan Chu Trinh và Trần Quý Cáp khởi đầu các cuộc đấu tranh của họ.
Thành phố
Phan Thiết là thủ phủ, trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - khoa học kỹ thuật của tỉnh
Bình Thuận.
Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng đông và nằm ở phía Nam của vịnh Cam Ranh.
Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Giữa lòng thành phố
Phan Thiết có con sông Cà Ty yên bình chảy qua, chia thành phố thành 2 ngạn: khu thương mại ở ngạn Nam và khu cơ quan hành chính và quân sự ở ngạn Bắc, tạo cho
Phan Thiết một nét đẹp nên thơ đầy quyến rũ. Sông Cà Ty dài 7,2 km, ban đầu có tên là sông Phan, khi thành lập thị xã
Phan Thiết được gọi là sông Cà Ty, ngược dòng lên thượng nguồn là sông Mường Mán. Bắc qua qua sông Cà Ty là cầu Lê Hồng Phong được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 12-2002. Cứ vào mùng 2 Tết Nguyên Đán hàng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân, mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Trong công viên
Phan Thiết xanh mát ven sông Cà Ty, từ xa đã nhìn thấy một công trình kiến trúc độc đáo, đó là Tháp nước Phan Thiết - biểu tượng của thành phố biển Phan Thiết. Tháp nước
Phan Thiết (Château d’eau) được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928 và hoàn thành vào năm 1934, do Hoàng thân Souphanouvong (1909-1995), nguyên Chủ tịch nước CHDCND
Lào, khi đó là Kiến trúc sư trưởng Khu Công chánh
Nha Trang, thiết kế.
Tháp cao 32 m, chia thành 2 phần. Phần lầu đài (bồn nước) hình bát giác, cao 5 m, đường kính 9m. Phần dưới của tháp là kiến trúc hình trụ bát giác dưới to, trên nhỏ cao 22m, có đường kính chân tháp là 10m. Nóc của lầu đài có 3 tầng mái che hình bát giác lợp bằng ngói móc. Tháp do nhà thầu Ưng Du thi công, nhưng do kinh tế kiệt quệ khủng hoảng và chiến tranh nên kéo dài từ năm 1928 đến 1934 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung cấp nước cho toàn vùng đô thị Phan Thiết.
Tháp nước
Phan Thiết còn độc đáo hơn bởi dòng chữ “U.E.PT” (viết tắt chữ “Unise Des Eaux de Phan Thiet”) bao quanh tháp, được ghép bằng những mảnh chén sứ kiểu theo lối viết chữ hình tròn, nhìn từ xa luôn lấp lánh trong ánh nắng miền biển. Với tuổi đời hơn 70 năm, Tháp nước Phan Thiết vẫn hiên ngang, lịch lãm đứng bên bờ sông Cà Ty, làm nên vẻ đẹp thơ mộng cho thành phố biển này.