Dulichbui's Blog - Biệt điện Trần Lệ Xuân xa hoa lộng lẫy trước đây, nay là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ) ở số 2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng được trùng tu, phục chế nguyên vẹn, mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng của sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và du lịch.Đệ nhất biệt điện Lam NgọcThời kỳ gia đình họ Ngô còn thống trị miền Nam, giới tướng lĩnh ngụy quyền và nhiều người dân thượng lưu Sài Gòn biết đến khu biệt điện xa hoa lộng lẫy bậc nhất của gia đình Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân ở số 2 Yết Kiêu (phường 5 - Đà Lạt hiện nay). Sau nửa thế kỷ, sự lộng lẫy và vẻ mỹ lệ của khu biệt điện này không hề mất đi.
Khu biệt điện từng được xem là "đệ nhất trời Nam" được khởi công từ năm 1958 có ba toà biệt lập với các tên gọi Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc. Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các tướng tá thời kỳ "Đệ nhất Cộng hòa"; Lam Ngọc dùng làm nơi nghỉ cuối tuần của riêng gia đình Lệ Xuân còn Hồng Ngọc là biệt thự mà "bà Nhu" xây tặng cho Trần Văn Chương, bố đẻ của mình. Lúc khởi công xây dựng cụm biệt điện này, gia đình họ Ngô đang thời kỳ "làm mưa làm gió" ở miền Nam nên Trần Lệ Xuân đã huy động tối đa nhân, vật lực và tinh hoa kiến trúc nhân loại để thể hiện đến đỉnh cao uy quyền và sự giàu sang phú quý của chủ nhân. Nội thất của tất cả các biệt thự trong tổng khuôn viên 13.000m2 có đầy đủ phòng làm việc, hội họp, phòng khiêu vũ. Ngoài sân có hồ bơi nước nóng, vọng đài và một vườn hoa do những kỹ sư được thuê từ Nhật Bản sang thiết kế (nên còn gọi là vườn hoa Nhật Bản). Điểm thú vị, độc đáo của vườn hoa Nhật Bản phía sau biệt thự Lam Ngọc là có một hồ sen khi bơm đầy nước trên hồ này sẽ hiện rõ hình địa đồ Việt Nam. Giữa địa đồ thu nhỏ này còn có cả dải phân cách thể hiện Vĩ tuyến 17 chia cắt Bắc - Nam. Giấc mộng bá quyền cuồng loạn và mưu đồ chia cắt vĩnh viễn Tổ quốc Việt Nam đã theo người đàn bà quyền lực bậc nhất miền Nam một thời đến tận chốn hưởng lạc cuối tuần này! Đặc biệt, trong biệt thự Lam Ngọc có hầm trú ẩn được thiết kế bằng thép có thể chống đỡ được sức công phá của đạn B40 và đường hầm thoát hiểm mà cho đến tận ngày nay người ta vẫn chỉ có thể phỏng đoán các đường hầm trong nhà đều dẫn ra sân bay Cam Ly(?).
Cũng chẳng ai còn nhớ Trần Lệ Xuân đã phải bỏ ra bao nhiêu triệu Mỹ kim để xây dựng nên cụm biệt điện đặc biệt này nhưng vẻ đẹp lộng lẫy, tinh tế đến từng cái rãnh thoát nước của khuôn viên thì vẫn trường tồn với thời gian sau gần nửa thế kỷ "triều Ngô" kết thúc. Có lẽ cũng chính vì sự nuối tiếc một thời vàng son ở chốn bồng lai tiên cảnh nên những ngày cuối đời định cư tại Pháp trong sự cô quạnh của tuổi bát tuần, “bà Nhu” vẫn mang theo bên mình tấm ảnh chụp khu biệt điện này chăng?
Và điều ít biết về Ngô Đình NhuKhu biệt điện của Trần Lệ Xuân nổi tiếng đến mức sau ngày nền "Đệ nhất Cộng hòa" sụp đổ và anh em Diệm - Nhu chết thảm như một sự trả giá cho những tội ác khét tiếng họ Ngô đã gây ra cho đồng bào miền Nam, hàng nghìn người từ khắp nơi, có cả nhiều người Mỹ đã tìm về Đà Lạt để chiêm ngưỡng khu biệt điện này. Nhiều người cao tuổi tại “thành phố hoa” kể rằng, cùng với sự lộng lẫy, xa hoa, khu biệt điện Trần Lệ Xuân còn được bảo vệ đặc biệt nghiêm ngặt. Suốt những năm dưới thời Ngô Đình Diệm, khu biệt điện này luôn có tới hàng chục cảnh sát ngụy túc trực bảo vệ 24/24 giờ. Một con chim lạ bay vào khu vườn cũng có thể bị bắn chết vì nghi ngờ chim đưa... bom thư! Với hàng núi nợ máu mà chế độ "gia đình trị" Ngô Đình Diệm gây ra cho những người yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ thì sự đề phòng của Trần Lệ Xuân cũng là lẽ thường.
Sau đó toàn bộ toà biệt điện đã được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu sung làm Bảo tàng sắc tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên từ sau 1975 và những năm tiếp theo, khu biệt điện "Đệ nhất trời Nam" này đã không ngừng bị xâm hại, xuống cấp. Nhiều tiểu công trình kiến trúc quý giá trong khuôn viên biệt điện bị đập phá, trộm cắp. Những phòng ốc mỹ miều có khi bị người dân tận dụng để... nuôi súc vật. Hồ nước, đài sen dùng làm nơi nuôi cá! Trước khi được trùng tu để làm Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, đi ngang khu biệt điện này người ta vẫn nhận ra sự mỹ miều trên từng lối cỏ nhưng có cảm giác nặng nề, âm khí vì sự hủy hoại của thời gian và con người.
Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV bây giờĐầu năm 2007, Bộ Nội vụ đã quyết định đầu tư hơn 53 tỷ đồng trùng tu khu biệt điện Trần Lệ Xuân làm cơ sở cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV.
Sau một năm thi công trùng tu, cuối tháng 12/2007, khu biệt điện Trần Lệ Xuân ngày xưa đã trở thành cơ sở của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4 thuộc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Quan điểm của cơ quan chủ quản trong quá trình trùng tu, nâng cấp là giữ nguyên kiến trúc của tòa biệt điện, chỉ thay thế một số tiểu tiết để phù hợp với công năng sử dụng.
Trong 3 tòa biệt thự, hệ thống tài liệu đã được trưng bày theo hai chuyên đề lớn: lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến nay (lịch sử của ngành lưu trữ Việt Nam) và miền Trung - Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có mảng đặc sắc là mộc bản triều Nguyễn. Cũng tại đây, có một chuyên đề riêng: Ngô Đình Nhu - nhà lưu trữ Việt Nam.
Năm 1959, khi Bảo Đại lên làm Quốc trưởng của chính phủ bù nhìn thuộc Pháp, ông ta đã chọn Đà Lạt làm Hoàng triều cương thổ. Toàn bộ mộc bản triều Nguyễn được ông vua cuối cùng của dòng họ này cho chuyển về miền đất cao nguyên.
Ban đầu, kho tàng ấy được cất giữ ở Nha Ngân khố, rồi sau đó chuyển đến nhà dòng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám - Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
Theo giảng viên Hán - Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
Một số nhà nghiên cứu Hán - Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản - mộc bản”.
Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
Chương trình quản lý tài liệu được xây dựng và nạp vào máy tính để thuận lợi cho việc tra cứu một cách có hệ thống và in sao dễ dàng. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã xuất bản cuốn sách “Mộc bản triều Nguyễn - đề mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm òng Chúa Cứu thế. Từ năm 1983 đến nay, những tài liệu quý này tiếp tục được lưu giữ tại biệt điện Trần Lệ Xuân.
Mộc bản triều Nguyễn chính là những tấm gỗ quý được khắc chữ Hán và chữ Nôm (chữ khắc ngược) dùng để nhân bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi ra công chúng các chuẩn mực xã hội, các điều luật bắt buộc thần dân y tuân. Đó cũng là những bản khắc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc, các cuộc tiễu trừ giặc dã…
Tất cả các bản thảo nói trên đều được đích danh hoàng đế ngự lãm, phê duyệt bằng bút tích trước khi giao cho những người thợ tài hoa nhất trong cung đình khắc lên gỗ quý.
Theo các chuyên gia, do tính chất cực kỳ quan trọng của mộc bản, dưới thời Minh Mạng, nhà vua từng có chỉ dụ: “Sai quan Bắc thành kiểm xét các ván in nguyên trữ tại Văn Miếu (Hà Nội) về các sách Ngũ Kinh, Tứ Thư Đại Toàn, Vũ Kinh Trực Giải cùng Tiền Hậu Chính Sử và Tứ Trường Văn Thể gửi về kinh để ở Quốc Tử Giám (Kinh đô Huế)”.
Ngay sau khi đăng quang vào năm 1841, Vua Thiệu Trị cũng đã ban sắc cho thuyền binh chở toàn bộ mộc bản từ Quốc Tử Giám - Hà Nội về Kinh đô Huế để bảo quản, tu bổ. Tại các nơi bảo quản, nhân viên coi giữ tài liệu của triều đình thường xuyên kiểm tra các bản khắc, nếu bản nào bị hư hỏng hay chữ bị mất nét thì báo cho quan Đốc công Vũ khố đốc sức cho thợ phục chế ngay…
Theo giảng viên Hán - Nôm Nguyễn Thanh Châu, loại gỗ phổ biến nhất dùng làm ván khắc là gỗ thị. Loại gỗ này có ưu điểm là chất liệu gỗ rất dai, mềm và mịn, khó bị nứt nẻ nên chữ khắc trên đó sẽ không bị lệch. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” thì ghi, mộc bản còn được chế tác từ “cây nha đồng, tục danh là sống mật, sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi”.
Một số nhà nghiên cứu Hán - Nôm và các chuyên gia lưu trữ tỏ ra hết sức tiếc nuối, vì sau ngày miền Nam mới giải phóng, do chưa hiểu tầm quan trọng và sự quý giá của hệ thống tài liệu này nên việc bảo quản và phục chế còn bị xem nhẹ. Hậu quả là hàng loạt các mộc bản bị thất lạc, hư hỏng nặng, thậm chí một số người không hiểu biết đã chẻ làm củi đun! Châu bản, mộc bản, sách ngự lãm là kho tư liệu quý, nguồn sử liệu phong phú và rất đáng tin cậy về đời sống chính trị, xã hội thời Nguyễn. Thế nhưng, tỉ lệ châu bản còn lưu giữ được đến nay chỉ khoảng 20%.
Các sách sử in vào thời đó cũng bị hư hỏng và mất mát nhiều, số còn giữ được vừa thiếu vừa không đồng bộ; quá trình tìm kiếm và sao chép lại cũng không thể tránh được tình trạng “tam sao thất bản”. Số lượng mộc bản hiện còn được lưu trữ tại đây khoảng 30 ngàn tiêu bản.
Với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm như Đinh Tấn Dung, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính cùng Phó giáo sư Phạm Gia Phu và giảng viên Nguyễn Thanh Châu của Đại học Đà Lạt, trong những năm qua, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đã triển khai chương trình “cấp cứu tài liệu châu bản - mộc bản”.
Nhiệm vụ của chương trình là nghiên cứu, phân loại, sắp xếp lại toàn bộ hệ thống mộc bản, châu bản bị xáo trộn nhiều năm. Đến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc 3 nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia cũng đã ghi hết các tài liệu vào CD-Rom, ghi lại bản dập các tài liệu mộc bản triều Nguyễn.
Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu mục tổng quan” để công bố, giới thiệu toàn bộ tài liệu quý hiếm này.
Lãnh đạo trung tâm cho biết, các bản gốc mộc bản được bảo quản trong một kho chuyên dụng được trang bị hiện đại nhất nước nhằm tăng tuổi thọ của các tài liệu đó đến muôn đời sau. Kho chuyên dụng này có sức chứa khoảng 5.000 mét giá tài liệu với hệ thống điều hòa trung tâm, phòng chống đột nhập, phòng cháy chữa cháy tự động…
Kho tàng mộc bản triều Nguyễn hiện được bảo quản nghiêm ngặt và khoa học tại thành phố Đà Lạt là một dạng lưu trữ đặc biệt của Việt Nam và rất hiếm có trên thế giới. Đây thực sự là những tài sản vô giá. Các cơ quan hữu trách đang lập hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thời gian gần đây, dư luận đã bắt đầu quan tâm đến kho tàng này và nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đã đăng ký được tham quan, tìm hiểu.